Làm thế nào để tài chính cá nhân luôn an toàn?

Có bao giờ bạn nghĩ, tại sao cứ mỗi cuối tháng, bạn hay vài người bạn của bạn lại phải đăng một status tâm trạng lên facebook “Hết tiền rồi, hết tiền thật rồi, hết sạch không còn một đồng nào luôn”. Có lẽ điều đó chỉ là pha trò hay thật ra đang trong tình cảnh hết tiền, chờ lương thật. Nhưng tại sao nó cứ như cái vòng lặp đi, lặp lại theo chu kỳ 30 ngày? Có lẽ vì bạn cứ đi làm mà chưa bao giờ tự đặt ra cho mình mục tiêu “An toàn tài chính cá nhân”.

1.An toàn tài chính cá nhân là như thế nào?

Trước hết, chúng ta cần hiểu qua về khái niệm về tài chính cá nhân. Có người bảo “tài chính” là đang nhắc đến tiền, như vậy “tài chính cá nhân” chính là tiền của cá nhân mỗi người. Đúng là nhận định đó không sai, nhưng lại không đủ. Khi nói đến cụm từ này, người ta còn muốn ám chỉ cách thức làm sao để đồng tiền này được sử dụng một cách thông minh và khoa học.

Xem thêm: Sở hữu thẻ tín dụng là việc làm cần thiết bạn nên làm

Và đúng như vậy, đồng tiền không những chỉ nên dùng cho những chi tiêu cần thiết hàng ngày, mà còn phải đầu tư vào giáo dục để tăng cường tri thức, đầu tư vào việc kinh doanh khác để tạo ra nguồn thu thụ động, dùng để tiết kiệm hay thiết thực hơn là đầu tư để lo cho vấn đề hưu trí được hưởng an nhàn.

Như vậy, an toàn tài chính cá nhân chính là việc bạn cần phải làm để quản lý tốt thu nhập của bạn đảm bảo cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Câu chuyện của bạn không chỉ là chia tỷ lệ thu nhập hiện tại thích hợp cho từng mục tiêu mà còn phải hướng đến việc tự do tài chính ở tương lai.

dang-ky-tu-van

2.Cuộc sống của bạn sẽ ra sao nếu biết cách quản lý tài chính cá nhân?

Có bao giờ bạn biết đến công thức này chưa:

Không nên: Thu nhập – Chi tiêu = Tiết kiệm

Nên: Thu nhập – Tiết kiệm = Chi tiêu ?

Đây sẽ là công thức mà bạn nên ghi nhớ mãi mãi trong quá trình kiểm soát tài chính cá nhân của mình. Đó là điều căn bản ban đầu khi lập ra kế hoạch tài chính cá nhân.

3.Những cách để tài chính cá nhân của bạn luôn được đảm bảo

a.Kiểm soát bằng cách ghi chép tỉ mỉ

Nếu bạn luôn “thiếu kiểm soát” với tấm thẻ tín dụng của mình, bạn luôn biện minh mọi lý lẽ rằng mình cần được bù đắp sau những cố gắng bằng việc mua chiếc ví mới, xe mới, điện thoại mới,.. Thì hãy ngừng lại ngay bằng cách tạo một bảng ghi chép chi tiết về những gì bạn đã chi tiêu, hay bạn có thể sử dụng những app trên smartphone dành cho việc kiểm soát tiêu xài của mình.

Khi đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc kiềm chế được bản thân vì mục tiêu bạn đã đặt ra từ trước.  Warren Buffett từng nói: “ If you buy things you do not need, soon you will have to sell things you need”.Có nghĩa nếu bạn cứ mua những thứ không cần thiết thì không sớm thì muộn bạn sẽ phải bán đi những thứ bạn cần thiết.

Tài chính là gì?

Việc ghi chép giúp bạn cụ thể hóa bức tranh tài chính cá nhân

b.Không cần tiêu tiền thật ít, tiết kiệm thật nhiều mà cần cho tiền vào 6 cái hũ

Có lẽ tiêu đề này đang mâu thuẫn với những gì đang được nhắc đến bên trên, nhưng cứ thử nghĩ mà xem, nếu mỗi ngày đều tự nhủ với lòng rằng: “tiết kiệm, phải tiết kiệm thật nhiều, không được mua, không được tiêu xài đâu” thì liệu câu thần chú này bạn sẽ đọc được bao lâu? Bạn sẽ nhanh chóng đầu hàng vì những nhu cầu cơ bản của bạn đang bị bóp đến nghẹt thở.

Do đó, phương pháp Quản lý tài chính cá nhân Jars được phát minh bởi ngài T Harv Eker sẽ là giải pháp tốt cho bạn, hoặc bạn có thể tìm kiếm một giải pháp khác trên mạng. Phương pháp này khuyên rằng, khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng, dù là ít hay nhiều, bạn vẫn nên chia nó vào 6 cái hũ với những mục đích như sau:

  • Hũ 1: 55% cho những khoản chi tiêu cần thiết như nhu cầu ăn uống, đi lại, tiền điện nước, …
  • Hũ 2: 10%  cho tài khoản tự do tài chính dùng cho việc đầu tư sau này
  • Hũ 3: 10% cho tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai như mua nhà, cưới vợ, sinh con,…
  • Hũ 4: 10% cho tài khoản hưởng thụ, bạn có thể dùng số tiền này để thỏa mãn bản thân, làm điều bạn thích, giải trí,…
  • Hũ 5: 10% vào tài khoản từ thiện như giúp đỡ người thân, giúp trẻ em nghèo, đóng góp đồng bào lũ lụt,…
  • Hũ 6: 5% dùng cho tài khoản giáo dục, để mua sách vở, tham gia các khóa học,…

Tài chính là gì?

Sáu cái hũ bạn cần chuẩn bị cho tương lai

Đây được coi là bước đầu tiên để bạn bắt đầu hành trình chinh phục sự an toàn tài chính cá nhân của mình. Bạn có thể cảm thấy một vài chiếc hũ có tỷ lệ không hợp lý, nhưng cứ làm đi đã rồi từ từ điều chỉnh theo thực tế tình hình của bạn. Có thể trong vài tháng lương đầu tiên, bạn sẽ mất kiểm soát và bù lỗ hũ này sang hũ khác. Nhưng đừng để vấn đề đó cứ mãi lặp lại và bạn cứ luôn lẩn quẩn trong câu chuyện 6 cái hũ mà không tài nào thoát ra.

Vì mục tiêu của bạn không chỉ dừng lại tại đây, mà còn cần được tiếp diễn với việc sử dụng, đầu tư tiền trong các hũ đó để cuộc sống của bạn mỗi lúc sẽ mỗi thoải mái hơn về tiền bạc. Bạn không những kiếm được những nguồn thu chủ động mà dần biết cách có thêm nguồn thu thụ động, đó chính là khả năng bắt tiền làm việc cho bạn, sinh ra đồng tiền khác.


Related Posts

Trả lời