Kế hoạch chi tiêu lương 10 triệu đồng/tháng sao cho dư dả?

Lương 10 triệu đồng/tháng dù không thấp nhưng cũng không cao, vì vậy cách chi tiêu hợp lý với mức lương 10 triệu khá dễ dàng với người còn độc thân, nhưng chi cho cả một gia đình cũng không dư dả. 

Với mức lương 10 triệu đồng nhiều bạn trẻ độc thân bây giờ dù chưa phải lo lắng cho gia đình vẫn không tiết kiệm được khoản tiền nào cho tương lai vì không biết cách quản lý chi tiêu. Vậy nên lập kế hoạch chi tiêu lương 10 triệu cho người độc thân và người đã có gia đình sao cho hợp lý?

Kế hoạch chi tiêu lương 10 triệu cho người còn độc thân

Người độc thân chưa phải lo lắng quá nhiều việc nên thường dễ dàng tiết kiệm tiền hơn người có gia đình, nhưng thực tế nhiều bạn trẻ không tiết kiệm được đồng nào cho bản thân vì không biết kiểm soát chi tiêu. Dù lương 10 triệu hay 20 triệu 30 triệu mà không biết quản lý chi tiêu cũng sẽ khó mà tiết kiệm được tiền.

Kế hoạch chi tiêu hợp lý với mức lương 10 triệu đồng cho người độc thân bạn nên áp dụng như sau:

Lên kế hoạch chi tiêu cá nhân

Lập danh sách các khoản chi tiêu cần thiết và thiết lập ngân sách cụ thể cho từng khoản chi. Điều quan trọng là bạn cần nghiêm túc tuân thủ kế hoạch đã lập ra, có những khoản chi cần linh động cũng không được vượt quá hạn mức đã đề ra.

Bạn có thể tham khảo kế hoạch chi tiêu cho lương tháng 10 triệu đồng như sau:

  • Chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu: 50% lương = 5 triệu đồng. Trong đó:
    • Tiền thuê nhà: 2 triệu đồng
    • Tiền điện nước: 300 ngàn đồng
    • Tiền ăn: 2,1 triệu đồng
    • Tiền xăng xe: 300 ngàn đồng
    • Tiền tiêu vặt: 300 ngàn đồng
  • Chi tiêu cho nhu cầu giải trí, mua sắm: 10% lương = 1 triệu đồng
  • Chi tiêu cho các việc phát sinh (hiếu, hỷ, mua quà tặng, thăm người ốm…) 10% lương = 1 triệu đồng
  • Dành tiết kiệm 30% lương = 3 triệu đồng

Nếu biết chi tiêu hợp lý người độc thân lương 10 triệu sẽ tiết kiệm được kha khá tiền

Nếu biết chi tiêu hợp lý người độc thân lương 10 triệu sẽ tiết kiệm được kha khá tiền

Đặt hạn mức chi tiêu

Lập kế hoạch và tuân thủ kế hoạch chi tiêu mình đã đặt ra, muốn tuân thủ tốt bạn cần đặt hạn mức chi tiêu cụ thể cho từng khoản chi. Cụ thể trong kế hoạch chi tiêu trên bạn dành 50% cho nhu cầu thiết yếu ăn – ở – đi lại, khoản chi cho ăn uống là 2,1 triệu đồng.

Với 2,1 triệu đồng chi cho ăn uống trong 1 tháng, như vậy mỗi ngày bạn chỉ được tiêu cho ăn uống không quá 70 ngàn đồng. Bạn dù tự nấu ăn hay mua đồ ăn ngoài cũng không được vượt quá số tiền 70 ngàn/ngày. Trường hợp bạn lỡ mua đồ vượt quá hạn mức là 90 ngàn đồng thì ngày hôm sau bạn chỉ được tiêu 50 ngàn đồng cho ăn uống thôi.

Tạo quỹ tiết kiệm

Quỹ tiết kiệm trong kế hoạch chi tiêu của bạn chính là số tiền bạn dành ra và không bao giờ được động đến nó. Vì vậy muốn để dành được tiền ngay khi vừa nhận lương bạn trích luôn 30% lương vào tài khoản tiết kiệm của mình mở ở ngân hàng hoặc gửi người thân đủ tin tưởng giữ giúp.

Với mức lương 10 triệu bạn dành ra được 3 triệu/tháng tuy không nhiều nhưng sau một năm bạn sẽ có được số tiền là 36 triệu đồng. Nếu bạn không dành ra, tháng nào tiêu hết tháng đó thì đến cuối năm khi nhìn lại thậm chí bạn không có nổi 10 triệu cho mình.

Quỹ tiết kiệm bạn cần duy trì đều đặn và dài hạn để dự trù cho tương lai của mình và người thân, chẳng may lúc ốm đau bệnh tật hoặc dùng cho kế hoạch kết hôn, sinh con, đầu tư…

Kế hoạch chi tiêu lương 10 triệu cho người đã có gia đình

Người có gia đình có nhiều gánh nặng tài chính cần gánh vác nên với mức lương 10 triệu đồng ở thành phố lớn muốn chi tiêu hợp lý cần phải vô cùng chi li và tính toán cẩn thận. 

Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý cho gia đình

Không giống như lúc còn độc thân, bạn cần lo cho nhiều khoản chi hơn chứ không chỉ đơn giản là ăn – mặc – ở và mua sắm như trước.

Cách chi tiêu hợp lý với mức lương 10 triệu đủ cho cả gia đình thì bạn cần tiết kiệm tối đa các khoản từ ăn uống đến sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một bản kế hoạch chi tiêu cho gia đình với mức lương 10 triệu đồng bạn nên tham khảo:

Ví dụ gia đình của bạn có 3 người, 2 vợ chồng và 1 đứa con nhỏ, 1 người phải ở nhà trông con nên chưa đi làm được, tất cả chi phí sinh hoạt đều dựa vào mức lương 10 triệu. Trường hợp này bạn đã có nhà ở không cần thuê, 10 triệu đồng bạn phân bổ cho các khoản chi tiêu như sau:

  • Tiền ăn uống cho 3 người: 4 triệu đồng
  • Tiền bỉm cho con: 400 ngàn đồng
  • Tiền sữa cho con: 800 ngàn đồng
  • Tiền đồ chơi và ăn vặt của con: 500 ngàn đồng
  • Tiền điện nước: 400 ngàn đồng
  • Tiền điện thoại và xăng xe: 400 ngàn đồng
  • Tiền cho vào quỹ dự phòng gia đình: 500 ngàn đồng
  • Tiền cho các chi phí phát sinh (tiền hiếu hỷ, thuốc thang): 1 triệu đồng

Tổng chi tiêu cơ bản là 8 triệu đồng, còn 2 triệu đồng để vào quỹ tiết kiệm của gia đình.

Đây là kế hoạch chi tiêu của 1 gia đình có con nhỏ chưa đi học với mức lương 10 triệu. Để đủ chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản thiết yếu, các nhu cầu mua sắm hay giải trí của bố mẹ phải cắt bớt hoàn toàn.

Ví dụ gia đình có con nhỏ cần phải gửi trẻ thì các khoản chi trong kế hoạch sẽ hết luôn 10 triệu không dư ra được khoản nào. Nhưng khi con đã lớn có thể gửi trẻ thì người còn lại trong gia đình cũng có thể đi làm và có thêm thu nhập.

  • Tiền ăn uống cho 3 người: 4 triệu đồng
  • Tiền gửi trẻ: 2 triệu đồng
  • Tiền bỉm cho con: 400 ngàn đồng
  • Tiền sữa cho con: 800 ngàn đồng
  • Tiền đồ chơi và ăn vặt của con: 500 ngàn đồng
  • Tiền điện nước: 400 ngàn đồng
  • Tiền điện thoại và xăng xe: 400 ngàn đồng
  • Tiền cho vào quỹ dự phòng gia đình: 500 ngàn đồng
  • Tiền cho các chi phí phát sinh (tiền hiếu hỷ, thuốc thang): 1 triệu đồng. Những khoản phát sinh nếu tháng nào còn dư thì bỏ riêng một con lợn nhỏ, phòng khi tháng khác khoản phát sinh vượt quá hạn mức còn có tiền bù vào.

Như vậy chi tiêu cả gia đình gói gọn trong 10 triệu đồng, còn tiền lương người còn lại cho để dành tiết kiệm.10 triệu chi tiêu cho cả gia đình sẽ rất eo hẹp nên cần biết chi tiêu hợp lý

10 triệu chi tiêu cho cả gia đình sẽ rất eo hẹp nên cần biết chi tiêu hợp lý

Ghi chép chi tiêu mỗi ngày

Việc ghi chép chi tiêu mỗi ngày là cách để bạn kiểm soát thu chi chặt chẽ hơn, giúp cho việc tuân thủ kế hoạch chi tiêu đã đặt ra được sát sao hơn. Bạn có thể ghi chép vào cuốn sổ nhỏ, ghi vào file excel trên máy tính hoặc tải một các ứng dụng ghi chép chi tiêu về điện thoại để dễ sử dụng bất cứ lúc nào.

Hàng ngày trước khi đi chợ bạn nên liệt kê danh sách các đồ ăn mua và cần lên sẵn thực đơn trong đầu mình, dự trù sẵn số tiền cho các đồ này và không mang dư nhiều để tránh các cám dỗ tiêu dùng.

Nhìn vào bản ghi chép bạn sẽ biết mình tiêu như thế nào, khoản nào có thể bỏ bớt được từ đó điều chỉnh thói quen của bản thân.

Lập quỹ dự phòng

Dù việc chi tiêu cho cả gia đình với mức lương 10 triệu không dễ dàng nhưng bạn cũng cần lập quỹ dự phòng cho gia đình. Nếu dư dả thì bạn bỏ nhiều, không dư dả bạn cũng nên bỏ tối thiểu 500 ngàn đồng 1 tháng (phòng ngừa cho những trường hợp bất khả kháng như thất nghiệp mất nguồn thu nhập hay bị ốm đau cần nhập viện điều trị…)

Như kế hoạch chi tiêu ở trên quỹ dự phòng bỏ 500 ngàn, nhưng nếu bạn có thể kiếm thêm các thu nhập ngoài hay còn dư tiền ở những khoản chi khác hãy góp ngay vào quỹ dự phòng. Quỹ này chính là chỗ dựa cho gia đình bạn trong những lúc khốn đốn nguy cấp nhất nên cần đặt nó lên ưu tiên hàng đầu.

Cắt giảm tối đa những khoản không cần thiết

Người có gia đình muốn đủ chi tiêu đủ với mức lương 10 triệu cần cắt giảm tối đa các khoản chi không cần thiết, từ nhu cầu mua sắm quần áo tới giải trí…

Hãy tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ nhất bạn có được như tiền thưởng hay tiền hoa hồng, tiền còn dư từ khoản chi nào đó trong kế hoạch… thay vì tiêu xài cho những thứ vô bổ.

Tìm nhiều cách để tiết kiệm tối đa các chi phí sinh hoạt như tiết kiệm điện khi dùng, tự nấu đồ ăn và mang cơm đi làm để giảm chi phí mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng…

Nhìn chung ngay cả với người độc thân hay người đã có gia đình, kế hoạch chi tiêu lương 10 triệu khó mà có thể thoải mái để đáp ứng được các nhu cầu. Vì vậy bạn cần tìm cách để gia tăng thu nhập mới có khoản tiền để tiết kiệm và chuẩn bị cho tương lai của bản thân hay gia đình mình.


Related Posts

Trả lời