Hướng dẫn cách chi tiêu với lương 5 triệu sao cho hợp lý

Chi tiêu với lương 5 triệu sao cho đủ ở thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh là nỗi băn khoăn của nhiều người thu nhập thấp, nhất là các bạn trẻ vừa ra trường hay những người làm công việc lao động phổ thông. Những cách chi tiêu hợp lý với mức lương 5 triệu đồng được chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích bạn phần nào.

Lập kế hoạch chi tiêu với lương 5  triệu đồng hàng tháng

Muốn chi tiêu đủ với lương 5 triệu đồng/tháng thì bạn cần lập kế hoạch chi tiêu mới tiết kiệm được. Có 2 cách phổ biến để bạn áp dụng lập kế hoạch là học hỏi áp dụng một phương pháp chi tiêu nào đó (Ví dụ 6 chiếc lọ, kakeibo hay 50/30/20…) hoặc sử dụng một ứng dụng quản lý chi tiêu (Money Lover, Mint, Misa…)

Hai cách này sẽ hỗ trợ bạn trong việc quản lý chi tiêu thật hiệu quả và tiết kiệm nhất, dù lương thấp chỉ 5 triệu đồng vẫn đủ cho bạn sinh sống ở thành phố lớn.

Áp dụng phương pháp kinh điển 6 chiếc lọ

Phương pháp 6 chiếc lọ của tác giả T.Harv Eker vô cùng nổi tiếng và quen thuộc với hầu hết mọi người. Bạn sẽ chia thu nhập 5 triệu đồng của mình vào 6 chiếc lọ theo tỷ lệ nhất định cho 6 mục đích. Cụ thể:

  • Lọ 1: Đáp ứng nhu cầu thiết yếu 55% x 5 triệu đồng = 2750.000 VND: Bạn dùng số tiền này để chi trả cho các sinh hoạt phí gồm tiền ăn, tiền nhà, tiền điện, tiền nước…
    • 1 triệu đồng: Tiền thuê nhà và điện nước (để 1 triệu đủ được bạn cần ở ghép với người khác để chia sẻ tiền nhà. Trường hợp bạn có nhà ở rồi thì hãy phân bổ vào quỹ tiết kiệm)
    • 1,5 triệu đồng: Tiền ăn uống (Số chi phí này sẽ rất eo hẹp để bạn chi cho ăn uống, hãy tìm cách tiết kiệm nhất bằng việc đi chợ tự nấu ăn, mua thực phẩm tại các chợ đầu mối, thường xuyên ăn các món đơn giản có giá mua phù hợp…)
    • 250 ngàn đồng: Tiền xăng xe (tiền đổ xăng đi xe máy hoặc là tiền mua vé tháng xe buýt)
  • Lọ 2: Cho mục đích dự phòng 10% x 5 triệu đồng = 500 ngàn đồng. Khoản tiền này sẽ được góp đều để dùng cho những tình huống phát sinh khó biết trước như bị ốm hay bị thất nghiệp (dùng trong lúc chờ tìm việc mới)
  • Lọ 3: Cho mục đích tự do tài chính 10% x 5 triệu đồng = 500 ngàn đồng. Đây là nguồn tiền bạn dự trữ cho các kế hoạch tương lai như nghỉ hưu sớm hay mua nhà, đầu tư dài hạn để tạo thu nhập thụ động…
  • Lọ 4: Cho mục đích phát triển bản thân 10% x 5 triệu đồng = 500 ngàn đồng. Bạn sử dụng để mua các khóa học kỹ năng, mua sách hay tạo dựng các mối quan hệ… nó sẽ giúp bạn phát triển năng lực, nâng cao kiến thức kỹ năng để có cơ hội hơn trong tương lai.
  • Lọ 5: Cho mục đích hưởng thụ 10% x 5 triệu đồng = 500 ngàn đồng. Bạn có thể dùng số tiền này chi cho các nhu cầu giải trí, du lịch… để bản thân được vui vẻ, hạnh phúc hơn.
  • Lọ 6: Cho mục đích chia sẻ 5% thu nhập x 5 triệu đồng = 250 ngàn đồng. Cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn nếu bạn biết cách cho đi, dù số tiền không nhiều nhưng nó là tấm lòng của bạn, bởi ngoài kia luôn có nhiều người yếu thế có hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Quản lý chi tiêu theo phương pháp 6 chiếc lọ

Quản lý chi tiêu theo phương pháp 6 chiếc lọ

Sử dụng ứng dụng chi tiêu Money Lover

Bạn hãy tải ứng dụng chi tiêu về điện thoại để sử dụng, hiện Money Lover tương thích với hầu hết các hệ điều hành iOs hay Android. 

Cách sử dụng ứng dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần mở ứng dụng và ghi chép các chi tiêu của mình, nó có đầy đủ các tính năng giúp bạn giải quyết hết các vấn đề như lập kế hoạch chi tiêu, kế hoạch tiết kiệm, theo dõi thu chi quản lý tiền bạc….

Đặt hạn mức chi tiêu cho từng nhu cầu

Để làm chủ tài chính với mức thu nhập thấp chỉ 5 triệu đồng/tháng bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý và đưa ra các hạn mức rõ ràng. Bởi nguồn thu nhập có hạn nếu không đặt hạn mức cụ thể sẽ khó phân bổ đều cho các nhu cầu.

Trước tiên bạn hãy liệt kê ra các nhu cầu thiết yếu của bản thân như tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền đi lại, tiền tiết kiệm, tiền tiêu vặt, tiền cho các sự kiện phát sinh (đám cỗ cưới hỏi, đám hiếu, thăm hỏi người ốm…). 

Với thu nhập 5 triệu đồng bạn cần đặt ra một hạn mức và tìm cách để chỉ chi tiêu cho nhu cầu đó trong hạn mức đặt ra. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi người mà hạn mức đặt ra sẽ khác nhau.

Ví dụ:

  • Tiền nhà không quá: 1,2 triệu đồng
  • Tiền ăn không quá: 1,7 triệu đồng
  • Tiền xăng xe đi lại: 250 ngàn đồng
  • Tiền tiết kiệm: 1 triệu đồng
  • Tiền tiêu vặt: 500 ngàn đồng
  • Tiền cho các sự kiện phát sinh: 350 ngàn đồng

Hãy đặt hạn mức lần lượt từ những nhu cầu cơ bản nhất và loại bỏ các nhu cầu không cần thiết để đảm bảo số tiền 5 triệu đủ tiêu trong 1 tháng.

Ví dụ như hạn mức cho tiền ăn chỉ có 1,7 triệu đồng bạn cần chia đủ cho 30 ngày trong tháng, như vậy hạn mức mỗi ngày của bạn không được tiêu cho ăn uống quá 56 ngàn đồng. Với số tiền ít ỏi như vậy nếu bạn ăn ngoài sẽ không đủ, nhưng nếu bạn tự đi chợ về nấu ăn chung với 1-2 người nữa sẽ đủ.

Do đó việc đặt ra hạn mức và tuân thủ nó là vô cùng quan trọng để bạn không bị chi tiêu quá tay.

Tính toán cẩn thận và đặt hạn mức chi tiêu cụ thể cho từng khoản chi

Tính toán cẩn thận và đặt hạn mức chi tiêu cụ thể cho từng khoản chi

Viết nhật ký chi tiêu hàng ngày

Có câu nói “có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít” hay “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, để chi tiêu với lương 5 triệu đồng/tháng ở thành phố lớn quả thực rất khó khăn. Nhưng nếu bạn khéo léo quản lý và luôn tuân thủ để không vượt giới hạn thì vẫn đảm bảo đủ chi tiêu lại vừa tiết kiệm được một khoản dự phòng.

Dù bạn áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu nào thì đều cần ghi chép lại các khoản chi hàng ngày. Hãy tạo thói quen việc viết nhật ký chi tiêu để sắp xếp tiền bạc của mình hợp lý hơn, việc ghi chép ày còn giúp bạn theo dõi các khoản chi – thu từ đó bạn biết cách hạn chế tiêu pha để không vượt hạn mức cho phép.

Việc ghi nhật ký chi tiêu nên ghi theo từng ngày, nêu rõ từng khoản đã chi. Bạn có thể lập bảng trong cuốn sổ hay ghi trên file excel, nếu bạn sử dụng các ứng dụng chi tiêu rồi thì không cần ghi ra sổ nữa mà ghi trực tiếp trong ứng dụng quản lý luôn rất tiện lợi. Hãy chọn cách ghi chép phù hợp với mình nhất để bạn ý thức được thói quen chi tiêu của bản thân ra sao, từ đó học cách kiểm soát ngân sách.

Mua sắm thông minh 

Thu nhập thấp chỉ có 5 triệu nên số tiền chi cho từng nhu cầu của bạn cũng sẽ không nhiều, vì vậy làm sao để tiêu dùng một cách thông minh để cơm vẫn đủ no, đủ dinh dưỡng, quần áo vẫn đủ mặc…

Với số tiền có hạn bạn cần tính toán trước khi tiêu, trong đó việc tham khảo giá cả là vô cùng cần thiết trước khi quyết định chi tiêu. Bởi nếu giá của món hàng/dịch vụ bạn định chi vượt quá hạn mức ngân sách bạn đặt ra là không được, bạn cần khảo giá trước thấy hợp lý mới mua.

Vì vậy trước khi đi mua sắm bạn nên lên danh sách sẵn các đồ cần mua rồi dự đoán số tiền cần chi trả cho chúng. Để làm được vậy bạn cần khảo giá trước xem chỗ nào giá rẻ hơn, đồ có tốt không, bởi mỗi thời điểm giá cả hàng hóa sẽ lên xuống khác nhau, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi có tính mùa vụ.

Ví dụ bạn cần đi chợ mua thức ăn cho 2 người trong 2 ngày với ngân sách 200 ngàn đồng, bạn cần lên thực đơn sẵn, dự trù số nguyên liệu cần mua và số tiền chi cho nguyên liệu đó. Cụ thể:

  • 50 ngàn: 5 lạng thịt lợn
  • 50 ngàn: cá trôi 1kg
  • 40 ngàn: rau và gia vị
  • 10 ngàn: đậu phụ
  • 20 ngàn: 3 lạng lạc hạt
  • 30 ngàn: 1 kg hoa quả

Để mua được hàng hóa/dịch vụ với giá tiền phải chăng thì kỹ năng thương thảo với người bán vô cùng quan trọng, đây là cách để bạn tiết kiệm tiền với thu nhập chỉ 5 triệu đồng.

Mua đồ bạn nên trả giá và thương lượng xuống mức thấp nhất (một cách hợp lý theo giá cả bạn đã khảo sát được từ mặt bằng chung trên thị trường, không nên hạ giá quá thấp so mặt bằng giá). Việc mua được đúng giá hay với giá gốc sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá.

Tiết kiệm tiền ngay khi nhận lương

Dù thu nhập của bạn cao cỡ nào nhưng nếu bạn chỉ chi tiêu xong hết các nhu cầu rồi mới thực hiện tiết kiệm thì chắc chắn bạn sẽ không tiết kiệm được hoặc chỉ tiết kiệm được ít. 

Việc tìm cách chi tiêu hợp lý với mức lương 5 triệu đã khó nói gì đến việc tiết kiệm sau khi chi tiêu, vì vậy muốn tiết kiệm được ngay sau khi nhận lương bạn hãy trích một phần thu nhập của mình 10% hoặc 15% (khoảng 500 ngàn hoặc 750 ngàn) cho vào quỹ tiết kiệm của bản thân. 

Đồng thời bạn cũng cần trích một khoản nhỏ từ 300 đến 500 ngàn đồng cho vào quỹ dự phòng (phòng trước cho những lúc cần tiền như ốm đau hay có sự việc bất ngờ phát sinh…) rồi tiêu số tiền còn lại cho các nhu cầu của mình.

Có thể bạn thấy số tiền 10%, 15% của 500 triệu đồng là rất nhỏ nhưng nếu bạn tiết kiệm đều đặn và kiên trì sẽ có được một khoản lớn (so với thu nhập của bạn) để dùng cho các mục tiêu tương lai. Sau này khi thu nhập của bạn tăng lên, hãy nâng cao tỷ lệ % để tiết kiệm lên 30% hoặc 50%, số tiền bạn có sẽ ngày càng lớn lên. Hãy đừng vì thấy nó nhỏ mà bỏ qua, chỉ khi tiết kiệm được từng ít tiền bạn mới có được số tiền lớn về sau.

Tiết kiệm trước khi chi tiêu để dư được tiền

Tiết kiệm trước khi chi tiêu để dư được tiền

Tìm cách tăng thu nhập

Số tiền lương 5 triệu để chi tiêu ở thành phố lớn là quá ít ỏi, hãy tìm cách tăng thu nhập cho bản thân bằng cách tập trung vào công việc mình làm, học thêm các kỹ năng chuyên môn và nâng cao kinh nghiệm làm việc để được tăng lương (hầu hết các công ty đều xét tăng lương 6 tháng hoặc 1 năm/lần, nhiều công ty thậm chí tăng lương luôn tức khắc nếu bạn hoàn thành xuất sắn công việc của mình).

Nếu kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, việc tăng lương phải đợi lâu thì bạn có thể kiếm thêm việc để làm thêm lúc rảnh rỗi. Có nhiều công việc không yêu cầu cố định về thời gian bạn có thể tranh thủ làm bất cứ khi nào có thời gian tùy theo khả năng của mình như viết lách hay telesale qua điện thoại, quản lý Fanpage, bán hàng online…

Những gợi ý về cách chi tiêu hợp lý với lương 5 triệu nêu trên mong rằng sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc đảm bảo chi tiêu cho cuộc sống với số tiền ít ở nơi thành phố đắt đỏ. Tất nhiên mỗi người sẽ có cách chi tiêu khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể, nhưng những bí quyết này các bạn trẻ người tỉnh lẻ mới ra trường đi làm lương còn thấp có thể áp dụng được nhiều.


Related Posts

Trả lời