Hướng dẫn cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên

Với sinh viên đi học xa nhà, tài chính còn phục thuộc bố mẹ chu cấp thì cần học cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên để không gặp tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền. Số tiền bố mẹ chu cấp mỗi tháng có hạn nên bạn phải học cách lo toan cuộc sống, tối ưu các khoản chi sao cho đủ. Nội dung sau sẽ hướng dẫn các giải pháp chi tiêu hợp lý cho sinh viên tiết kiệm nhất bạn có thể tham khảo để áp dụng.

Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý cho sinh viên

Bước đầu tiên cần làm nếu muốn biết cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên chính là lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể. Chỉ khi có kế hoạch bạn mới biết mình tiêu tiền thế nào, tiêu vào những cái gì.

Sinh viên đi học xa nhà phải tự lập và lo liệu cuộc sống cho mình, với số tiền ít ỏi mỗi tháng bố mẹ chu cấp, bạn cần tính toán làm sao để đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bản thân.

Số tiền bố mẹ cho có hạn nên bạn cần đặt mọi khoản chi tiêu của mình trong một hạn mức nhát đin, do đó lập kế hoạch chi tiêu cho sinh viên rõ ràng là điều vô cùng cần thiết.

Căn cứ vào số tiền bố mẹ cho mỗi tháng bạn lập ngân sách chi tiêu cụ thể cho mình.

Ví dụ:

Bố mẹ cho mỗi tháng 4 triệu tiền sinh hoạt, bạn cần phân bổ cho các khoản chi như sau:

  • Tiền thuê nhà + điện nước: 1,5 triệu đồng
  • Tiền ăn: 1,5 triệu đồng
  • Tiền đi lại: 200 ngàn đồng
  • Tiền mua đồ dùng sinh hoạt: 100 ngàn đồng (mua các đồ dùng như dầu gội, sữa tắm…)
  • Tiền tiết kiệm: 300 ngàn đồng
  • Tiền các khoản phát sinh: 200 ngàn đồng
  • Tiền giải trí: 200 ngàn đồng

Sinh viên cần lập kế hoạch chi tiêu để kiểm soát tốt các khoản chi

Sinh viên cần lập kế hoạch chi tiêu để kiểm soát tốt các khoản chi

Ví dụ kinh tế bố mẹ bạn ở quê eo hẹp, mỗi tháng chỉ có thể cho bạn 2 triệu đồng. Vậy bạn cần phân bổ cho các nhu cầu cơ bản như sau:

  • Tiền nhà: 700 ngàn đồng (tiền cho thuê trọ ít bạn cần tìm phòng thật rẻ ở xa trung tâm và tìm cách ở ghép với bạn học)
  • Tiền ăn: 900 ngàn đồng
  • Tiền đi lại: 100 ngàn đồng
  • Tiền mua đồ dùng sinh hoạt: 100 ngàn đồng
  • Tiền các khoản phát sinh: 100 ngàn đồng
  • Tiết kiệm: 100 ngàn đồng

Chi tiêu sinh viên hiện nay sẽ khác với chi tiêu của sinh viên những năm trước bởi vật giá mỗi năm sẽ leo thang. Vì vậy kế hoạch chi tiêu 1 tháng của sinh viên 2019 sẽ khác với chi tiêu 1 tháng của sinh viên 2020 và những năm sau này.

Do đó tùy theo số tiền mình có bao nhiêu và vật giá ở thời điểm đó mà kế hoạch chi tiêu cá nhân cho sinh viên sẽ điều chỉnh theo ngân sách cho phù hợp, “liệu cơm gắp mắm” làm sao cho đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cơ bản để còn đảm bảo việc học tập.

Tiết kiệm chi phí thuê phòng

Nhìn bảng kế hoạch chi tiêu 1 tháng của sinh viên ở phần trên là bạn có thể thấy được khoản tiền nhà luôn là chi phí lớn nhất. Để đảm bảo đủ chi cho các nhu cầu cơ bản như ăn uống và đi lại bạn cần giảm chi phí thuê nhà xuống mức thấp nhất bằng nhiều cách.

Nếu giá thuê phòng là 2 triệu thì bạn cần tìm thêm 2 người thuê cùng để giảm tiền phòng thay vì chỉ trọ ghép cùng 1 người. Nếu giá phòng thấp hơn khoảng 1,2 triệu hoặc 1,5 triệu thì bạn ở cùng 1 người là phù hợp.

Để thuê được phòng giá rẻ tất nhiên bạn không thể chọn những phòng quá sang trọng hay không gian đẹp. Hãy chịu khó đi xa trung tâm thành phố một chút, vào các khu vực dân cư ở khu vực vành đai sẽ có giá thuê dễ chịu hơn.

Hoặc nếu trường bạn có ký túc xá thì thay vì ở trọ bạn có thể xin với nhà trường để vào ký túc xá ở. Chi phí trong ký túc xá sẽ chỉ khoảng 300 đến 400 ngàn/tháng 1 người.

Nhìn chung bạn cần tìm cách phù hợp nhất với bản thân để có thể giảm chi phí thuê phòng xuống mức thấp nhất có thể mà đảm bảo vẫn sinh hoạt thoải mái.

Chỉ tiêu tiền cho những thứ cần thiết

Bạn chỉ tiêu tiền cho những thứ thật cần thiết, chi tiêu hàng tháng của sinh viên đều eo hẹp do bạn còn chưa kiếm ra tiền. Chi tiêu của sinh viên chỉ cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản ăn – mặc – ở – đi lại là thật sự cần thiết, còn những cái gì có thể tận dụng thì hãy cố gắng tận dụng để tiết kiệm.

Sau đây là một số bí quyết chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên:

  • Để giảm chi phí đi lại bạn có thể mua xe đạp hoặc lấy xe đạp từ quê ra để đạp xe đi học cho tiện, hoặc có thể làm vé tháng tuyến xe buýt cố định chỉ 100 ngàn/tháng.
  • Để giảm chi phí cho việc mua giáo trình tài liệu, bạn có thể tìm mua lại của những người đã học xong thì chi phí sẽ thấp hơn, thậm chí còn không mất tiền nếu mượn được. Vì mỗi môn học diễn ra trong thời gian ngắn nên thời gian sử dụng giáo trình cũng không dài, không nhất thiết bạn phải mua mới cho tốn tiền.
  • Hạn chế mua quần áo đẹp hay trang sức mỹ phẩm vì sẽ rất tốn tiền, trừ khi bạn làm ra tiền hoặc sau khi trừ chi phí sinh hoạt bạn còn dư nhiều.

Sinh viên nên mua lại hoặc mượn tài liệu giáo trình để giảm chi phí

Sinh viên nên mua lại hoặc mượn tài liệu giáo trình để giảm chi phí

Ghi chép chi tiêu hàng ngày 

Để học cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên bạn nên tập cho mình thói quen ghi chép lại các chi tiêu hàng ngày. Dù rằng bạn đã lập kế hoạch chi tiêu nhưng đôi khi bạn sẽ bị chi quá hoặc không tuân thủ đúng hạn mức đã định ra, việc ghi chép lại sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ hơn ở mỗi khoản chi.

Dần dần theo thời gian thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát việc tiêu tiền tốt hơn. Bạn sẽ biết hôm nay mình tiêu những gì, chi nhiều hay ít và khoản đó có thực sự cần thiết để điều chỉnh lại cho các ngày sau.

Ví dụ theo kế hoạch chi tiêu thì mỗi ngày bạn chỉ được tiêu 100 ngàn mua thức ăn cho 2 người. Từ số tiền trên bạn sẽ cân nhắc mua những nguyên liệu gì, bao nhiêu tiền, đủ cho 2 người ăn trong ngày không. Khi ghi lại các khoản chi bạn sẽ biết mình mua đồ hợp lý chưa, có đảm bảo dinh dưỡng không để bữa sau đi chợ còn điều chỉnh.

Hầu hết các bạn sinh viên đều chọn ở chung nhau cho tiền trọ rẻ nên việc ăn chung là tất yếu. Việc ghi chép lại các khoản chi cũng giúp phân chia tài chính dễ dàng không, không bị nhầm tránh khỏi nguy cơ mâu thuẫn tiền bạc nhạy cảm.

Tận dụng ưu đãi của thẻ sinh viên

Nhà Nước luôn có nhiều ưu đãi dành cho sinh viên để khuyến khích các em học tập, vì vậy thẻ sinh viên chính là thẻ giảm giá quyền lực cho nhiều dịch vụ như mua vé hay mua đồ dùng, sử dụng dịch vụ.

Cụ thể như khi bạn tham quan các khu bảo tàng, di tích sinh viên chỉ cần có thẻ sinh viên chứng minh nơi mình học là sẽ được giảm giá 50% giá vé hoặc thậm chí được vào miễn phí. 

Nhiều đơn vị bán hàng laptop hay các đồ điện tử cũng có nhiều ưu đãi cho sinh viên, bạn chỉ cần cung cấp thẻ sinh viên của mình là có thể mua hàng giảm giá 15, 20% so với giá ban đầu.

Điển hình nhất là việc đi xe buýt, vé tháng cho sinh viên bao giờ cũng rẻ hơn nhiều so với người thường mua. Nếu tận dụng tốt chiếc thẻ này bạn sẽ tiết kiệm được khối tiền.

Tận dụng các ưu đãi của thẻ sinh viên

Tận dụng các ưu đãi của thẻ sinh viên

Luôn dành một khoản tiết kiệm

Dù số tiền được bố mẹ cho có hạn nhưng bạn vẫn nên để dành một khoản tiết kiệm trong tháng phòng những lúc nguy cấp cần đến tiền.

Bạn không có nhiều thì cũng nên cố gắng để ra 200, 300 ngàn hay 500 ngàn bỏ heo để tích lũy. Con số tích lũy không nhiều nhưng dần dần theo thời gian nó sẽ là số tiền lớn giúp ích cho bạn khi có vấn đề cần đến tiền.

Với cuộc sống đắt đỏ ở thành phố nếu bố mẹ bạn kinh tế khó khăn mỗi tháng chỉ cho con được 2 triệu đồng bạn hãy cố dành lấy 100 hay 200 ngàn bỏ lợn, rồi tiêu số còn lại cho nhu cầu ăn ở sinh hoạt. Nếu mỗi tháng bố mẹ cho bạn 5 triệu đồng thì bạn có thể bỏ lợn 500 ngàn đến 1 triệu đồng tùy theo kế hoạch chi tiêu để tích lũy.

Hàng tháng nếu các khoản tiền ăn, tiền đi lại, tiền mua đồ sinh hoạt vẫn còn dư thì bạn có thể để luôn vào khoản tiền kiệm này.

Trên đây là một số hướng dẫn chi tiêu hợp lý cho sinh viên bạn có thể áp dụng cho chính mình. Việc sinh viên chi tiêu hợp lý không chỉ giúp cuộc sống sinh hoạt hàng tháng được đảm bảo mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân của bạn lâu dài về sau khi trưởng thành. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ học cách chi tiêu tiết kiệm để đảm bảo một tương lai tươi sáng hơn, không bao giờ bị túng thiếu.


Related Posts

Trả lời