Chi tiêu hợp lý chính là biết tiêu cho cái nào cần, cái nào không cần tiêu và xây dựng được một nền tảng tài chính tốt cho gia đình. Cách chi tiêu hợp lý cho vợ chồng mới cưới là chủ đều hầu hết các cặp vợ chồng trẻ quan tâm, vì các bạn đã bước sang một vai trò mới nhiều trách nhiệm và áp lực hơn.
Thống nhất về kế hoạch chi tiêu cũng là cách để hai người thống nhất với nhau về cách quản lý tài chính, không để nó trở thành vấn đề cản trở hạnh phúc gia đình bạn.
Vì sao cần lên kế hoạch chi tiêu 2 vợ chồng rõ ràng?
Tìm hiểu về cách chi tiêu hợp lý cho vợ chồng trẻ để tham khảo và áp dụng bởi đời sống vợ chồng mới cưới bao giờ cũng có những áp lực và khó khăn riêng.
Trước hết 2 vợ chồng cần làm quen với cuộc sống mới có 2 người và có cả gia đình hai bên, sẽ nhiều trách nhiệm cùng nhiều khoản chi hơn chứ không thể chi tiêu tự do như lúc còn độc thân.
Việc đối nhân xử thế với bố mẹ hai bên sao cho phù hợp cũng là áp lực mà cả hai cùng phải làm quen. Muốn gia đình được hạnh phúc trọn vẹn hai vợ chồng cần biết cách chi tiêu hợp lý để không có các mâu thuẫn về tài chính.
Vợ chồng mới cưới nên ngồi lại với nhau bàn bạc và thống nhất các vấn đề liên quan tới tài chính cũng như cách chi tiêu, tiết kiệm sao cho có một nền tảng tài chính vững chắc cho gia đình nhỏ.
Tiền bạc không phải tất cả nhưng nó là yếu tố ảnh hưởng lớn đến cuộc sống vợ chồng, nhiều gia đình vì mâu thuẫn tiền bạc mà cãi vã tan vỡ hôn nhân. Do đó để tránh khỏi những điều này và không để các vấn đề tiền bạc chi phối cuộc sống hai vợ chồng thì cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý được thống nhất chung, cùng nhau thực hiện nhằm đảm bảo có một cuộc sống tốt.
Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp hai vợ chồng có sự thống nhất về tài chính
Những cách chi tiêu hợp lý cho vợ chồng mới cưới
Cuộc sống của mỗi cặp vợ chồng sẽ khác nhau, điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên cách chi tiêu cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên những bí quyết chi tiêu hợp lý cho vợ chồng mới cưới dưới đây thực sự hữu ích, giúp bạn quản lý chi tiêu gia đình tốt hơn, hãy tham khảo để áp dụng linh hoạt với gia đình mình.
Lập kế hoạch chi tiêu vợ chồng son hợp lý
Hai người đã kết hôn và bắt đầu sống chung nên sẽ có rất nhiều khoản chi tiêu chung. Việc lập kế hoạch chi tiêu 2 vợ chồng là điều cần thiết để thiết lập ngân sách gia đình chung và thống nhất cho các khoản cần chi, không thể mạnh ai nấy tiêu như lúc còn độc thân.
Bước 1: Trước tiên hai người hãy xác định mức thu nhập hàng tháng của mỗi người sẽ góp và ngân sách chung là bao nhiêu.
Bước 2: Lên danh sách các khoản cần chi tiêu. Hai người hãy thảo luận dựa trên nhu cầu của cả hai cũng như hai bên gia đình để quy định rõ các khoản chi.
Bước 3: Xem xét kỹ các khoản chi đã liệt kê, cân nhắc theo ngân sách chung để quyết định giữ lại khoản nào, bỏ đi khoản nào. Việt liệt kê danh sách càng chi tiết thì kế hoạch chi tiêu càng cụ thể, càng dễ thực hiện hơn.
Ví dụ: Hai vợ chồng bạn A và C mới cưới, họ có một khoản nợ mua nhà chung cần trả. Khi lên danh sách các khoản chi hai vợ chồng đã bàn bạc và thống nhất gồm:
- Khoản tiền trả nợ tiền nhà:
- Khoản tiền cho sinh hoạt chung (tiền ăn, tiền đi lại, tiền các loại hóa đơn sinh hoạt điện – nước – internet…)
- Khoản tiền chi cho đối nội đối ngoại 2 bên gia đình
- Khoản tiền dự phòng
- Khoản tiền tiết kiệm
- Khoản tiền giải trí, mua sắm
Hai vợ chồng cùng bàn bạc để lên kế hoạch chi tiêu hợp lý
Công khai thu nhập tài sản và quy về một mối
Để đạt được những thống nhất chung về chuyện tiền bạc thì hai người cần công khai các khoản thu nhập và tài sản của mình để tạo sự tin tưởng, thông cảm lẫn nhau. Nếu không công khai sẽ dẫn tới sự nghi kỵ, thiếu tin tưởng dẫn tới khi chi tiêu sẽ không đạt được sự thống nhất.
Cuộc sống của gia đình sẽ khác với cuộc sống độc thân vì có nhiều khoản chi cần hai vợ chồng chung tay, từ việc mua sắm các tài sản lớn đến việc nuôi con, lo chuyện gia đình hai bên.
Cách tốt nhất để mọi thứ được hài hòa và tạo niềm tin cho nhau là hai vợ chồng quy tiền bạc về một mối, cùng nhau quản lý, gánh vác các trách nhiệm và chia sẻ khi gặp vấn đề.
Đây là cách để tạo sự ổn định về kinh tế giúp gia đình bạn gắn bó và bền vững hơn mỗi ngày dù có gặp khó khăn.
Lên danh sách mua sắm và ghi chép chi tiêu hàng ngày
Lên danh sách những thứ cần mua để không chi tiêu quá kế hoạch đặt ra. Giờ bạn không còn độc thân để chỉ chi tiêu theo ý thích, hãy cùng nhau ngồi lại để lên những thứ thiết yếu phải mua phục vụ cuộc sống và loại bỏ những đồ không thật sự cần.
Khi đã có danh sách đồ cần mua bạn chỉ cần chuẩn bị số tiền tương ứng để mua sắm, không nên mang nhiều hơn vì có thể khiến việc chi tiêu quá tay.
Hãy tạo thói quen ghi ra những khoản đã tiêu hàng ngày để cuối ngày và cuối mỗi tháng nhìn lại xem hai người đã tiêu vào những khoản nào, mua cái gì. Dần dần nhìn vào đó để thay đổi thói quen chi tiêu theo hướng hợp lý hơn, tiết kiệm hơn.
Trích một khoản tiền từ thu nhập gửi tiết kiệm
Ngay từ đầu tháng khi lập kế hoạch chi tiêu, hai vợ chồng hãy cho ngay một khoản tiền nhất định trích ra từ thu nhập để bỏ vào quỹ tiết kiệm gia đình, chuẩn bị cho các mục tiêu tài chính trong tương lai.
Căn cứ vào thu nhập thực tế để bạn trích nhiều hay ít vào quỹ tiết kiệm. Nếu tổng thu nhập của hai vợ chồng khá dư dả, chi phí cần tiêu cho sinh hoạt của bạn cũng không nhiều thì hãy trích 50% tổng thu nhập vào quỹ tiết kiệm. Nếu thu nhập của bạn ít hơn và còn nhiều khoản chi cần trang trải như trả nợ hay thuê nhà thì có thể trích 30% hoặc 20%, 15% tùy thuộc điều kiện của hai vợ chồng.
Lập quỹ tiết kiệm cho gia đình để sử dụng trong tương lai
Lập quỹ dự phòng khẩn cấp cho gia đình
Quỹ dự phòng khẩn cấp khác với quỹ tiết kiệm. Quỹ tiết kiệm để dành cho các mục tiêu tài chính tương lai được lên kế hoạch trước, còn quỹ dự phòng để phòng cho những trường hợp khẩn cấp không thể biết trước như khi ốm đau, thất nghiệp, sửa chữa nhà… hay các sự việc đột xuất khác.
Quỹ dự phòng không cần trích nhiều như quỹ tiết kiệm, mỗi tháng bạn chỉ cần để 3 đến 5% thu nhập vào quỹ tùy theo thu nhập thực tế của mình.
Ví dụ tổng thu nhập của hai vợ chồng là 15 triệu, ngoài quỹ tiết kiệm thì mỗi tháng hãy bỏ vào quỹ dự phòng 500 ngàn đồng.
Nếu thu nhập của hai vợ chồng là 25 triệu đồng thì mỗi tháng nên để vào quỹ dự phòng 1 triệu đồng.
Lập các mục tiêu tài chính chung
Cuộc sống chung, tài chính chung nên hai vợ chồng mới cưới hãy đặt ra các mục tiêu chung để cùng phấn đấu. Bạn hãy đặt mục tiêu ngắn hạn, trung hạn rồi cả mục tiêu dài hạn để đi từng mốc một.
Muốn hoàn thành một mục tiêu dài hạn cần đi qua bao nhiêu mục tiêu trung hạn, cần đạt mục tiêu trung hạn thì cần đạt bao nhiêu mục tiêu ngắn hạn. Đây là cách đi dần từng bước để đạt được mục tiêu chung.
Ví dụ hai vợ chồng có mục tiêu lớn là mua nhà mới, thì bạn cần đặt ra các mục tiêu ngắn là mỗi năm cần để dành được bao nhiêu tiền, mỗi tháng cần tiết kiệm bao nhiêu để đến đến thời điểm đó đủ tiền mua nhà.
Đặt ra mục tiêu tài chính để thiết lập tầm nhìn chung cho cuộc sống gia đình của hai người là điều vô cùng quan trọng.
Trên đây là những cách chi tiêu hợp lý cho vợ chồng mới cưới bạn nên học hỏi để áp dụng cho cuộc sống của vợ chồng mình. Vợ chồng muốn hạnh phúc lâu dài với nhau thì trước tiên cần đồng thuận về tài chính chi tiêu thì các vấn đề khác cũng mới đồng thuận được.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.