Chứng khoán kinh doanh là gì là câu hỏi đặt ra của nhiều người. Chứng khoán kinh doanh bao gồm những gì, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán là gì. Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây.
Chứng khoán kinh doanh là gì?
Chứng khoán kinh doanh bao gồm các chứng khoán, ngân hàng thương mại mua vào với mục đích hưởng chênh lệch giá trong ngắn hạn và các tài sản tài chính phái sinh mà được nắm giữ không phải với mục đích phòng ngừa.
Thuộc nhóm này còn bao gồm cả công cụ phái sinh gắn kèm không thể tách được khỏi hợp đồng chính mà nó đi kèm.
Ngoài ra, các chứng khoán ngay từ đầu xếp vào nhóm này thì không thể chuyển sang nhóm khác cho dù ý định của nhà quản trị thay đổi.
Tất cả các chứng khoán kinh doanh luôn ghi nhận và trình bày theo giá hợp lý, bất kể là chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn.
Chứng khoán kinh doanh bao gồm những gì?
– Cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán
– Các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác
Tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Các khoản cho vay theo khế ước giữa 2 bên, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, thương phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu,… nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Trái phiếu
Chứng khoán kinh doanh phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm:
- Giá mua cộng các chi phí mua như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.
- Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh là thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu, cụ thể như sau:
– Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0)
– Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
Trong đầu tư kinh doanh chứng khoán, rủi ro được hiểu là những gì không nhận biết được, những gì không chắc chắn của tiền lãi đầu tư.
Rủi ro trong đầu tư kinh doanh chứng khoán được chia thành rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống.
Rủi ro hệ thống
Là rủi ro liên quan đến cả thị trường và mọi công ty, ví dụ như: các thay đổi về chính sách của nhà nước, rủi ro về lãi suất, lạm phát,..
Rủi ro không hệ thống
Là rủi ro mà chỉ liên quan đến một nhóm cổ phiếu nào đó.
Ví dụ như: Vụ kiện tôm, cá basa của Mỹ, Vụ phát hiện dư lượng chất kháng sinh hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật của thủy sản Việt Nam
>> Xem ngay: Những lưu ý đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu.
Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
Giữa chứng khoán niêm yết và chứng khoán không niêm yết (hay còn gọi là chứng khoán OTC) thì ngoài những rủi ro trên, chứng khoán OTC còn có nhiều rủi ro hơn ở những điểm sau:
Rủi ro về tính thanh khoản
Thời điểm thị trường OTC bị đóng băng, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán lỗ cổ phiếu OTC mà không thể bán được.
Trong khi đó, thông thường bạn có thể dễ dàng bán được chứng khoán niêm yết nếu chấp nhận một mức giá rẻ.
Rủi ro về thông tin
Thông tin hạn chế về doanh nghiệp và tính chất không minh bạch trong thông tin là một điểm rất hạn chế đối với cổ phiếu OTC.
Xoay quanh câu hỏi chứng khoán kinh doanh là gì, chủ đầu tư chứng khoán đã có cái nhìn khái quát hơn về chứng khoán kinh doanh cũng như rủi ro trong kinh doanh, đầu tư chứng khoán.
Hãy luôn sáng suốt lựa chọn đầu tư, kinh doanh chứng khoán hợp lý để thu về lợi nhuận tối ưu nhất.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.