3 trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất hiện nay là London, New York, Singapore. Theo khảo sát của 2.520 chuyên gia về dịch vụ tài chính hàng đầu ở khắp các châu lục. 86 thành phố toàn cầu nổi tiếng được đánh giá trên thang 1.000 điểm.
Dựa trên rất nhiều yếu tố như nhân tố cạnh tranh, số lượng nhân công lành nghề, các biện pháp chống tham nhũng và bình ổn chính trị, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh công bằng, chất lượng cuộc sống, chính sách thuế…
1. London – Anh: thành phố được du khách đến thăm nhiều nhất.
Hình1: Thủ đô London một phút yên ả
- Khởi đầu khiêm tốn khi chỉ là một khu định cư của người La Mã, thủ đô London của Anh đã vượt qua bệnh dịch, hỏa hoạn và bom đạn của thế chiến thứ 2 trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Nơi đây đã trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của châu Âu và cả thế giới từ thế kỉ 19.
- Pháp luật quốc tế về kinh doanh bằng Tiếng Anh được áp dụng rộng rãi cho tài chính quốc tế, với rất nhiều dịch vụ luật học được cung cấp tại London.
- Sang thế kỉ 21, London tiếp tục duy trì vị trí tối quan trọng của mình trong nền kinh tế toàn cầu, đạt thặng dư thương mại lớn nhất về các dịch vụ tài chính trên khắp thế giới.
- Thủ đô của xứ sở sương mù là nơi tập trung đông đảo các công ti đa quốc gia trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (Bank of England) và Cơ quan Ngân hàng châu Âu (European Banking Authority) đều đặt tại đây từ ngày đầu.
- Năm nay, nhiều chuyên gia đang lo ngại khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của London.
- Bất chấp những câu chuyện cười về thời tiết ở đây, London vẫn được đánh giá là nơi lí tưởng nhất cho công việc kinh doanh và cũng là thành phố mà khách quốc tế đến du lịch nhiều nhất.
>Xem ngay: Lần đầu tiên có website định giá tài sản cầm đồ online tại Việt Nam
2. New York- Mĩ: Quê hương của Wall Street
Hình 2: New York
- Từ giữa thế kỉ 20, New York City đã trở thành trung tâm tài chính hàng đầu Bắc Mĩ và thế giới. Năm nay, nơi đây vẫn là trung tâm lớn nhất trên thị trường cổ phiếu và thị trường vốn nợ, nhờ kinh tế Hoa Kì vẫn giữ vững ngôi số 1 hành tinh.
- NYSE và NASDAQ là 2 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất toàn cầu đều hiện diện tại quê hương của Wall Street.
- Thành phố này đi đầu trong một số ngành công nghiệp như tài chính, thương mại, địa ốc, sản xuất, truyền thông, xuất bản và giải trí.
- Đây không chỉ là quê hương của nhiều ngân hàng lớn, các công ti bảo hiểm và chứng khoán nổi tiếng mà còn là nơi nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài chọn làm địa điểm hoạt động.
- New York còn có phố Wall, khu tài chính nổi tiếng và New York Exchange, sàn chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo giá trị giao dịch.
- Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York lớn nhất trong hệ thống của Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kì, chuyên đưa ra các quy định về tài chính cũng như chính sách tiền tệ quốc gia, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cả thế giới.
3. Singapore: Trung tâm tài chính lớn nhất thế giới
- Singapore là tên thủ đô đồng thời cũng là tên của đất nước đảo quốc sư tử. Từ một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, chỉ sau vài chục năm Singapore đã trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á, đạt thu nhập GDP bình quân đầu người trong top 10 thế giới.
- Đất nước dân chủ và tuyệt đối nói không với nạn tham nhũng, nền kinh tế đa dạng hóa với chính sách thu hút người tài từ tứ xứ đến cống hiến, Singapore đã nhanh chóng trở thành một trung tâm tài chính dẫn đầu châu Á.
- Quốc đảo này là trung tâm lớn nhất trong châu lục về ngoại hối và kinh doanh hàng hóa, cũng là trái tim cho các hoạt động quản lí tài sản. Theo Cơ quan Tiền tệ của Singapore, giá trị tài sản ngành công nghiệp quản lí quỹ tại đây đã tăng 30%, đạt 2,36 nghìn tỉ SGD
- Vị trí thuận lợi của Singpore trong khu vực Đông Nam Á đã khiến thành phố này lọt vào mắt xanh của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong mọi lĩnh vực đặc biệt là vận chuyển.
- Cảng Singapore nổi tiếng là những một trong những cảng biển bận rộn nhất trên thế giới, với hơn một tỉ tấn hàng hóa vận chuyển qua cảng này mỗi năm.
Xem thêm: Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính đòn bẩy tài chính
Tài chính tại các nước phát triển và nước đang phát triển ngày một được lớn mạnh. Học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ 3 trung tâm tài chính quốc tế này để nền kinh tế được phát triển hơn.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.