2 sàn chứng khoán Việt Nam bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Mỗi sàn chứng khoán lại có chức năng, quy định riêng.
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
HOSE được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.
Chỉ số giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng.
sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một thể chế chính thức mà thông qua đó các trái phiếu chính phủ mới được phát hành.
Nó có chức năng như một thị trường thứ cấp cho một số phát hành trái phiếu hiện hữu. Tất cả các chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam là bằng đồng Việt Nam.
Để được niêm yết trên thị trường chứng khoán, một công ty phải có lãi hai năm liên tục, có vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng và có ít nhất 50 cổ đông ngoài công ty, nắm giữ ít nhất là 20% cổ phiếu.
Các công ty liên doanh với nước ngoài về mặt kỹ thuật thì đủ tư cách niêm yết, nhưng để được niêm yết trên sàn, các công ty này phải được tổ chức lại thành công ty cổ phần.
>> Tìm hiểu ngay: 1 phiên giao dịch chứng khoán là gì và các khái niệm cơ bản cần biết.
Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
Các công ty muốn được niêm yết thì phải được một công ty kiểm toán độc lập, được chấp thuận thực hiện kiểm toán và công khai báo cáo tài chính, bản cáo bạch bốn lần theo bốn quý trong năm.
Cơ chế giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một hệ thống đặt-khớp lệnh tự động. “Năng lực của hệ thống là 300.000 lệnh mỗi ngày.
Giá chứng khoán giao dịch bị giới hạn biên độ thay đổi hàng ngày là cộng-trừ 5% so với giá đóng cửa ngày hôm trước.
Riêng trong ngày niêm yết đầu tiên của một cổ phiếu, chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh, giá giao dịch được thực hiện với biên độ cộng-trừ 20%”.
2. Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)
HNX được thành lập ngày 24/06/2009, là thị trường chứng khoán tại Hà Nội.
Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam gồm một số mã chứng khoán được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được gọi là HNX-Index.
Ngày 24/6/2009 Sở GDCK Hà Nội chính thức hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
Sau gần 7 năm hoạt động, quy mô của Sở đã phát triển mạnh mẽ với 3 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường UPCoM.
>> Xem ngay: Có nên đầu tư chứng khoán trong năm 2018 hay không?
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức các hoạt động đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính phủ.
Chức năng của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán.
Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là:
- Tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả
- Phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường
- Tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế
- Kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Trên đây là thông tin về 2 sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, theo kế hoạch của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố HCM (HOSE), sàn chứng khoán này đã tiến hành hợp nhất với Sở giao dịch Hà Nội (HNX) trong năm 2017.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.