Thai phụ rất dễ nhiễm bệnh trong giai đoạn mang thai do hệ miễn dịch suy yếu trong thời kỳ mang thai. Bất kỳ căn bệnh nào, từ cảm nhẹ cho đến cúm, khi mắc phải đều cần sự điều trị hết sức thận trọng cho thai phụ, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, các chị em sắp sửa làm mẹ nên biết những phương pháp tự nhiên để nâng cao miễn dịch trong giai đoạn này nhằm tránh xa mọi bệnh tật.
Vận động
Cảm thấy mệt mỏi, không muốn nhấc tay nhấc chân hay suốt ngày chỉ nằm nghỉ, ăn uống là nhữngđiều mà đa số các chị em bầu thường suy nghĩ và mắc phải. Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng nếu chịu khó vận động nhẹ và giữ một tinh thần năng động thì khả năng mắc cảm cúm do thời tiết giảm đi hẳn. Tất nhiên chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, đều đặn, không nên ngồi, nằm quá lâu .
Đủ nước
Và nếu đang bị bệnh trong thai kỳ, việc uống nhiều nước lại càng quan trọng. Thiếu nước thì cơ thể càng khó đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, hệ miễn dịch không đủ điều kiện để phục hồi. Thiếu nước thì hệ thống màng nhầy trở nên khô nên khả năng bảo vệ giảm đi, thân nhiệt tăng lên. Phụ nữ có thai nên uống khoảng 2,5 lít nước/ ngày. Đừng vì thân hình nặng nề, khó khăn trong đi lại, vệ sinh mà lười uống nước nhé các chị bầu.
Ngủ sâu
Một giấc ngủ sâu là một liều thuốc bổ giúp cơ thể phục hồi năng lượng, tái tạo đề kháng. Dẫu biết rằng các chị bầu luôn cảm thấy khó ngủ khi mang thai nhưng hãy cố gắng tìm đến giấc ngủ sâu. Có thể nằm thư giãn hay vận động nhẹ trong ngày sẽ giúp dễ ngủ hơn. Lưu ý các mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, không nên nằm ngửa khi ngủ.
Tươi cười thư giãn
Nghe thật lạ nhưng tinh thần là một yếu tố hết sức lưu ý cho các mẹ bầu. Thời gian mang thai rất nhiều chị em cảm thấy khó ở trong người, thân hình nặng nề sinh ra tâm tính thay đổi. Nên tìm một niềm vui nào đó trong thời kỳ mang thai, thả lỏng tinh thần và tươi cười nhiều hơn.
Rửa tay
Nên nhớ rửa tay thường xuyên : trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi vệ sinh, sau khi ở nơi công cộng về. Tay sạch giúp tránh các bệnh do vi khuẩn , virus lây lan. Nếu khó tìm thấy một bồn rửa tay ngay lập tức, có thể mang theo chai gel rửa tay loại không dùng nước để dùng ngay.
Vitamin C
Theo nghiên cứu, người thường xuyên dung nạp vitamin C sẽ giảm tỷ lệ mắc các bệnh thông thường đến 50% so với người thường. Vitamin C không chỉ nâng cao miễn dịch cho mẹ mà còn giúp tăng cường chức năng phổi trong sự phát triển của bào thai.
Vitamin A
Vitamin A là dưỡng chất chống oxy hóa mạnh mẽ được cơ thể hấp thụ ở dạng beta-carotene, rất cần thiết để chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Loại vitamin này cũng giúp tăng khả năng miễn dịch cho mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Những thực phẩm có chứa vitamin A bao gồm: cà rốt, khoai tây, xoài, hạnh nhân…
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên nạp quá nhiều vitamin A vì có thể gây ra những tác động xấu đến sự phát triển của bé.
Vitamin D
Vitamin D là vô cùng cần thiết trong việc phòng ngừa bệnh cúm và cảm lạnh cho mẹ bầu cũng như trong thời gian cho con bú. Vào mùa hè, mẹ nên thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng, còn vào mùa đông, khi không có ánh nắng mặt trời, chị em có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm như dầu cá, ngũ cốc, trứng…
Dùng tỏi
Hàng thế kỷ qua, tỏi đã được công nhận khả năng của nó trong việc chống chọi với bệnh tật. Thành phần của tỏi có chứa chất chống oxy hóa, kháng sinh, kháng khuẩn. Nếu lo ngại hơi thở có mùi khó gần nếu dùng tỏi sống, hãy thêm tỏi vào khi chế biến món ăn. Tỏi giúp hạn chế các cơn tiền sản giật khi sinh.
Protein
Protein có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch cực hiệu quả nên mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein như cá, trứng, thịt nạc…
>> Xem thêm: Biện pháp hiệu quả giúp mẹ bầu chống lại các triệu chứng sảy thai nguy hiểm, bảo vệ thai nhi tốt nhất từ bài thuốc củ gai.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.